Các hình thức và phương thức du hoc Nhat Ban tự túc chủ yếu của Du học sinh (DHS) Việt Nam?
DHS Việt Nam chủ yếu đi du học tự túc Nhật Bản dưới các chủ yếu sau:
(1)Du học tiếng Nhật là chương trình đào tạo tiếng Nhật từ 1 đến 2 năm dành cho đối tượng chưa biết tiếng Nhật hoặc tiếng Nhật chưa đủ giỏi để vào học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,… hoặc có mục đích học giỏi tiếng Nhật để đi làm. Hiện nay trên toàn quốc Nhật Bản có khoảng 370 trường Nhật ngữ có chương trình đào tạo tiếng Nhật này dành cho DHS. Ngoài ra, tại 52 trường đại học dân lập, 11 trường đại học ngắn hạn còn có Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) nơi cung cấp chương trình giáo dục dự bị (bao gồm giáo dục tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản) cho các đối tượng chuẩn bị thi vào đại học, cao học,… Nhật Bản.
(1)Du học tiếng Nhật là chương trình đào tạo tiếng Nhật từ 1 đến 2 năm dành cho đối tượng chưa biết tiếng Nhật hoặc tiếng Nhật chưa đủ giỏi để vào học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,… hoặc có mục đích học giỏi tiếng Nhật để đi làm. Hiện nay trên toàn quốc Nhật Bản có khoảng 370 trường Nhật ngữ có chương trình đào tạo tiếng Nhật này dành cho DHS. Ngoài ra, tại 52 trường đại học dân lập, 11 trường đại học ngắn hạn còn có Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) nơi cung cấp chương trình giáo dục dự bị (bao gồm giáo dục tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản) cho các đối tượng chuẩn bị thi vào đại học, cao học,… Nhật Bản.
Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) của các trường đại học dân lập
Khoa Du học sinh là khoa có chương trình giáo dục dự bị dành cho những du học sinh, nghiên cứu sinh chuẩn bị thi vào đại học, cao học, đại học ngắn hạn. Đây là chương trình giáo dục chính quy nằm trong chương trình giảng dạy của một trường đại học. Nội dung chương trình bao gồm dạy tiếng Nhật, văn hoá Nhật Bản và những kiến thức cần thiết khác về Nhật Bản. Visa của những du học sinh học ở khoa này là visa “du học”. Phần lớn Khoa Du học sinh của các trường đại học dạy văn hoá và những kiến thức về Nhật Bản bằng tiếng Nhật, nhưng có một số nơi dạy bằng tiếng Anh.
Khoa Du học sinh là khoa có chương trình giáo dục dự bị dành cho những du học sinh, nghiên cứu sinh chuẩn bị thi vào đại học, cao học, đại học ngắn hạn. Đây là chương trình giáo dục chính quy nằm trong chương trình giảng dạy của một trường đại học. Nội dung chương trình bao gồm dạy tiếng Nhật, văn hoá Nhật Bản và những kiến thức cần thiết khác về Nhật Bản. Visa của những du học sinh học ở khoa này là visa “du học”. Phần lớn Khoa Du học sinh của các trường đại học dạy văn hoá và những kiến thức về Nhật Bản bằng tiếng Nhật, nhưng có một số nơi dạy bằng tiếng Anh.
Nhật Bản có 52 trường đại học dân lập và 11 trường đại học ngắn hạn dân lập có Khoa Du học sinh. Bạn phải căn cứ vào mục đích du học, lĩnh vực cần học, chương trình bạn dự định sẽ học sau khi học xong Nhật ngữ mà chọn trường đại học có Khoa Du học phù hợp. Nếu bạn dự định học tiếp lên cao học của trường có Khoa Du học mà bạn chọn, tuỳ mỗi trường có cách tuyển chọn riêng, nhưng cũng có trường có chế độ cho chuyển thẳng từ Khoa Du học lên đại học.
Các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ công nhận ( có khoảng 370 trường)
Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ tiến hành đánh giá và công nhận các trường dạy tiếng Nhật. Nếu bạn dự định học tiếng Nhật tại một trường Nhật ngữ nào đó để chuẩn bị thi vào đại học, cao học, thì bạn phải kiểm tra xem trường đó có đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ đặt ra không. Nếu bạn vào học tại các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn hưng Nhật ngữ công nhận, visa của bạn sẽ là visa “du học” hoặc “đi học”.
Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ tiến hành đánh giá và công nhận các trường dạy tiếng Nhật. Nếu bạn dự định học tiếng Nhật tại một trường Nhật ngữ nào đó để chuẩn bị thi vào đại học, cao học, thì bạn phải kiểm tra xem trường đó có đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ đặt ra không. Nếu bạn vào học tại các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn hưng Nhật ngữ công nhận, visa của bạn sẽ là visa “du học” hoặc “đi học”.
Các chương trinh đào tạo tiếng Nhật hoặc chương trình giáo dục dự bị này chủ yếu xét tuyển dựa trên hồ sơ. Sau khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật này, một số du học sinh thì đi làm ngay (tại Nhật hoặc về Việt Nam), một số thi học tiếp theo các hình thức (2) hoặc (3) dưới đây tuỳ theo năng lực.
(2) Du học Khoá Kenkyusei (nghiên cứu sinh) tại các trường đại học Nhật Bản: Kenkyusei là cơ chế riêng của Nhật Bản, theo đó sinh viên không thuộc diện sinh viên chính quy, được phép tiến hành nghiên cứu một đề tài nào đó dưới sự hướng dẫn của một giáo sư trong một học kỳ hoặc một năm và không được cấp một loại bằng nào vào cuối khoá học. Rất nhiều du học sinh đã vào học khoá này 1 năm để chuẩn bị ôn thi vào cao học (Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ). Tuy nhiên, không phải tất cả các du học sinh sau khi tham dự khoá nghiên cứu sinh này đều thi đỗ vào cao học, một số du học sinh thi trượt đã phải về nước. Ngoài ra, cũng có một số trường đại học hay một số khoa lại bắt buộc muốn du học sinh tham dự khoá nghiên cứu sinh trước khi thi vào cao học.
DHS khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật (1) nói trên nhưng chưa đủ điều kiện thi vào cao học thường chọn vào học Khoá Kenkyusei này để chuẩn bị ôn thi vào cao học. Ngoài ra, một số du học sinh khi vẫn còn ở nước ngoài nhất là những người đã biết tiếng Nhật cũng có thể nộp hồ sơ và được chấp thuận vào học Khoá này vì điều kiện tuyển chọn vào làm kenkyusei không khắt khe bằng tuyển chọn vào cao học .
(3) Du học dài hạn là chương trình đào tạo chính quy lấy học vị cử nhân cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… tại các trường cao đẳng, dạy nghề, đại học,…của Nhật Bản. Để vào học các chương trình chính quy, du học sinh cần phải trải qua một kỳ thi đầu vào. Phần lớn các kỳ thi đầu vào đều tổ chức tại Nhật Bản. Thông thường, du học sinh sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản như giới thiệu ở trên sẽ tham dự các kỳ thi đầu vào này để học tiếp lên các chương trình đào tạo chính quy.Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho những người đã học tiếng Nhật ở nước ngoài không cần sang Nhật để tham dự kỳ thi đầu vào này, từ năm 2002, Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) đã bắt đầu tổ chức Kỳ thi Du học Nhật (EJU) tại nước ngoài.
Du học theo chương trình trao đổi: là chương trình trao đổi sinh viên giữa các trường đại học Nhật Bản và Việt Nam có ký kết hợp tác. Thời gian du học thông thường khoảng 1 năm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét