Du học Nhật Bản

Hoa Sen - Trung tâm tư vấn du học Nhật Bản

Công ty tư vấn du học nhật bản

Hướng dẫn seo - Đào tạo seo website, Khóa học Seo free giá seo website tốt nhất HCM. quảng cáo Google Adwords giá rẻ ổn định,

công ty seo

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Mì Nhật Bản.

Hôm nay Hoa Sen sẽ giới thiệu đến các bạn một vài loại mì của người Nhật nha tuyệt cú mèo luôn đó .
Mì soba
Mì soba làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mì, thêm nước tạo thành bột sệt, rồi nhào và lăn cho mỏng ra, và cắt thành những sợi nhỏ. Mì soba xuất hiện lần đầu tiên vào giữa thập niên 1500 xung quanh thành Edo nay là thủ đô Tokyo với loại mì nguyên thủy đầu tiên được dân lên Tướng quân là Sarashina ki-ippon. Dần dần mì soba phát triển đa dạng, từ mì lạnh đến mì nóng với nhiều phụ liệu phong phú từ đậu hũ, thịt động vật cho đến hải sản. Hai loại mì để lựa chọn là mì mori-soba (mì rửa qua nước lạnh sau khi luộc, rồi đặt trên một cái dùng nan tre, và món mì kake-soba (mì bỏ trong tô lớn có đổ nước dùng nóng lên trên). Một loại mì cải tiến gần đây là tane-mono (mì với một miếng tempura, đậu hũ mỏng chiên vàng, các loại rau dại, thịt vịt…
DUHOCHOASEN
Mì udon
Udon là tên một loại mì đặc biệt của Nhật, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, lạ miệng. Tại Nhật Bản, mì Udon có mặt khắp nơi, từ những con đường nhỏ, cửa hàng thực phẩm đến các nhà hàng, khách sạn. Mì Udon được làm từ bột mì, dày, đầu có hình vuông hoặc hình tròn. Người ta làm mì bằng cách nhào trộn bột, muối và nước. Cũng như các loại mì khác, mì Udon sẽ “nở” ra khi nấu, do đó sợi mì sẽ to, nặng và dày hơn. Loại mì khô sẽ được cuộn lại và gói trong túi kèm với gia vị để chế biến thành món ăn. Mì Udon cũng có loại dài giống như mì ống của Ý.

DUHOCHOASEN1
Theo truyền thống, mì Udon được dùng chung với nước luộc thịt, ăn kèm với trứng chiên, các loại rau, cá, bánh bao, thịt lợn muối, tôm chiên. Mỗi món mì Udon đều có một tên riêng để phân biệt, ví dụ như kake Udon, được làm từ nước luộc thịt đơn giản, ăn kèm với nước sốt cùng mirin và dashi – hai loại gia vị phổ biến của người Nhật; kitsune udon – được làm với đậu phụ chiên, hoặc yakiudon – mì Udon trộn chung với sốt đen. Tại một số nhà hàng, trên thực đơn luôn có hình ảnh các món mì Udon để thực khách dễ chọn lựa. Trong những ngày mùa đông, nước dùng thường nóng hơn, với nhiều chất protein và thành phần dinh dưỡng, có tác dụng cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể và giúp giữ ấm người.
 Mì xào Yakisoba
DUHOCHOASEN2
Mì xào Yakisoba là món mì xào kiểu Nhật, được xào với rau, thịt và gừng kèm với nước sốt Yakisoba tạo nên mùi vị đặc trưng của món mì xào Yakisoba. Một cách thưởng thức mì xào Yakisoba rất độc đáo của người Nhật đó là kẹp giữa 2 lớp bánh mì, tạo nên một món ham-bơ-gơ vô cùng sáng tạo lại ngon nữa chứ!
Mì ramen
Ramen là một trong những món ăn phổ biết ở Nhật ngày nay có nguồn gốc từ Trung Hoa. Món ramen này có một điểm chung là cọng mì rất nhỏ, có thể ở dạng mì tươi, hay mì khô đóng gói còn cách chế biến thì rất đa dạng tùy theo từng vùng miền khác nhau. Thậm chí ở Odaiba, Tokyo có cả một tầng của một trung tâm mua sắm lớn dành cho mì với tên gọi “Công viên mì Odaiba” (Odaiba ramen park) phục vụ các món ramen
DUHOCHOASEN3
Về cơ bản, nước soup mì được nấu bằng muối – nước trong (shio ramen), hầm xương heo – nước đục váng mỡ (tonkotsu ramen), nước tương Nhật – nước trong màu nâu đen (shouyu ramen) và bằng miso – nước đục (miso ramen). (Miso là một loại tương làm từ đậu ưa được dùng để nấu soup ăn với cơm hàng ngày và nhiều món khác). Ngoài ra thì còn có nước mì nấu với tôm trong món mì hải sản, nước cà ri Nhật hay món mì với trứng…
Các món nhân ăn với mì cũng rất đa dạng, thông thường nhất là thịt xá xíu cắt lát mỏng, thịt gà cắt cọng, trứng chiên cắt cọng, trứng luộc lòng đào, tảo biển (nori), dưa leo, hành, bắp, sú luộc… Hẳn bạn sẽ kinh ngạc với những lát thịt xá xỉu mỏng tanh 1mm, đều tăm tắp được cắt từ một chiếc máy cắt thịt chuyên nghiệp. Khi ăn mì ramen, người ta thường thêm tiêu, dấm, dầu ớt, tương ớt và tỏi xay nhuyễn. Vị tỏi và tương ớt quyện vào nước soup cho ra vị rất đặc trưng và đỡ ngán. Có món mì còn cho rất nhiều mè rang xay vào trong nước, ăn khá thú vị
Mì lạnh somen
Mùa hè ở Nhật không nóng bức như mùa hè ở Việt Nam tuy thế người Nhật cũng có những món ăn mùa hè rất thú vị. Món mỳ lạnh Somen là một món ăn mùa hè rất được ưa chuộng tại Nhật Bản và nó cũng là món ăn truyền thống, là niềm tự hào của người Nhật mỗi khi có dịp nói về vùng đất quê hương mình.
DUHOCHOASEN4
Món mỳ Somen là loại mỳ được trình bày cầu kì với rất nhiều các hưong vị khác nhau tuỳ thuộc vào khẩu vị của người ăn khi chế biến. Mỳ Somen sợi mỏng, dài được bày trong những chiếc bát thuỷ tinh, khi ăn được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau.Mỳ được ăn bằng đũa tre xanh mới chuốt. Đưa đũa mỳ lên miệng ta có cảm giác như mùa hè đang trôi vào tận gan ruột. Người Nhật bản rất thích ăn cá, họ dùng cá làm nguyên liệu với hầu hết các món ăn. Khi được ăn một đĩa mỳ Somen được kèm theo những miếng thịt cá thơm ngon bạn sẽ thấy khâm phục bàn tay chế biến hào hoa của người Nhật. Không hề có mùi tanh trái lại nó mang hương vị nhẹ nhàng, thanh thanh, dậy mùi hết sức tinh tế.
Mách nhỏ:
Cách người Nhật ăn mì khá khác biệt chúng ta: họ thường gắp một đũa mì và ăn hết toàn bộ các cọng mì liên quan mà không cắn đứt cọng mì như người Việt Nam. Để ăn hết nguyên đũa mì, thường phải hút cọng mì và tạo ra một tiếng “sụp”, đó là âm thanh của sự ngon miệng theo người Nhật. Chủ nhà sẽ rất buồn nếu bạn ăn không phát ra tiếng như vậy!

Bạn là người yêu thích Nhật Bản và muốn đi du hoc nhat ban.Nếu vậy bạn có thể tham khảo du hoc nhat ban nam 2013 tại Hoa Sen để nhận được nhiều ưu đãi lớn.


CÔNG TY TNHH DU HỌC HOA SEN 
Trụ sở chính : 58 Trương Vĩnh Ký, P. Tân Thành, Q.Tân Phú, Tp.HCM 
Điện thoại : (08) 7301 1518 - (08) 7301 1519 
Email : 
info@duhochoasen.com 
Website: 
duhochoasen.com
Tags: 
du hoc Nhat Ban

Những công việc part-time “độc” nhất tại Nhật Bản

Lương cũng khá hấp dẫn nhé!

Mỗi năm lại càng có ít sinh viên đại học tại Nhật Bản tìm được công việc ổn định sau khi tốt nghiệp. Chính vì tỉ lệ có việc làm thấp như vậy, nhiều cựu sinh viên buộc phải làm công việc bán thời gian trong hành trình tìm kiếm việc. Tuy nhiên, đôi khi các nhà tuyển dụng lại khiến họ bối rối vì những yêu cầu độc đáo nhất quả đất.
 
Yêu cầu: Nam, thấp và có khuôn mặt… trẻ thơ
viec-lam-them-doc-dao-nhat-ban
Nhà sản xuất phim người lớn Deep’s hiện đang nhận đơn ứng cử cho một vai diễn trong bộ phim cấp 3 mới nhất của họ. Mọi thứ không có gì là bất thường, đặc biệt là ở đất nước Nhật nếu như không có những yêu cầu sau: ”Nam có khuôn mặt trẻ thơ cao dưới 1,6 mét, hoặc trên 1,6 mét nhưng có thân hình mảnh khảnh. Hạn chót nộp hồ sơ là 7 giờ tối ngày 17 tháng 1. Bộ phim sẽ được quay vào khoảng 18 – 25 tháng 1. Diễn viên nam sẽ được trả lương trong ngày quay phim”.
Yêu cầu: Quan sát… bóng bay
nhung-cong-viec-parttime-doc-nhat-tai-nhat-ban
Du học Nhật - Tại website việc làm Hello Work của chính phủ Nhật Bản, công ty Balloon Workshop Corporation hiện đang cần một nhân viên làm công việc giám sát bóng bay quảng cáo. Khá nhiều cửa hàng và trung tâm thương hiệu tại Nhật sử dụng những quả bóng bay khổng lồ để quảng cáo cho mình. Theo website này, nhân viên giám sát cần luôn phải đảm bảo rằng những quả bóng bay cao (trong tình trạng làm việc). Tiền lương được trả hàng ngày khoảng 5,300 yên Nhật (1,3 triệu đồng) tới 7,300 yên (1,8 triệu đồng), tùy thuộc vào số giờ làm việc. Nếu trời không mưa, thì đây quả là một công việc thảnh thơi.
Yêu cầu: Làm giả khách trong đám cưới
viec-lam-them-part-time-hap-dan-tai-nhat-ban
Dairi, một công ty chuyên tổ chức đám cưới đang tìm kiếm những nhân viên có khả năng tham gia vào các đám cưới để khuấy động không khí và làm cho… có vẻ nhiều khách. Những vị khách “bất đắc dĩ” này không những được trả lương mà còn thoải mái ăn tiệc, đồng thời cũng được nhận những món quà nhỏ từ cô dâu chú rể. 
 
Tất nhiên không phải ai cũng có thể đảm nhiệm “trọng trách” này. Dairi mong muốn những nhân viên của mình có những hiểu biết chung về xã hội và cách cư xử nhã nhặn. Với những ai may mắn, họ sẽ được trả từ 10.000 – 15.000 yên (2,4 – 3,7 triệu đồng) cho mỗi lần ăn diện, thưởng thức đồ ăn ngon lành và lại còn được cả quà mang về.

10 sao nam trong mộng của phụ nữ Nhật Bản

Tổng hợp bầu chọn do trang Oricon Style đăng tải.

Trang Oricon Style mới đây đã công bố bảng xếp hạng Top 10 sao nam trong mộng của phụ nữ Nhật Bản, bên cạnh Top 10 mỹ nữ vừa mới công bố trước đó không lâu. Đây là 10 anh chàng mà phụ nữ Nhật mơ ước được hẹn hò cùng nhất.
Sakurai Sho lần đầu tiên giữ vị trí số một, đánh bật Mukai Osamu xuống vị trí thứ hai. Đáng chú ý, cả 5 thành viên của nhóm nhạc nổi tiếng Arashi là Aiba Masaki, Matsumoto Jun, Ninomiya Kazunari, Ohno Satoshi và Sakurai Sho đều có mặt trong top. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng mạnh của nhóm nhạc đình đám sau nhiều năm vẫn không hề suy giảm.Top 10 sao nam trong mộng của phụ nữ Nhật:
Sakurai
Nam ca sỹ, nhạc sỹ, diễn viên có tiếng Sakurai Sho sinh năm 1982, đã hoạt động trong nghề gần 20 năm. Anh là nam nghệ sỹ số một trong mộng của phụ nữ Nhật Bản hiện nay.
Mukai Osam
Ở vị trí thứ 2 là diễn viên Mukai Osamu. Năm ngoái Osamu đứng ở vị trí số một.
Fukuyama Masaharu
Fukuyama Masaharu năm nay đã ngoài 40 tuổi nhưng vẫn nắm chắc No.3
Nishijima Hidetoshi
Diễn viên Nishijima Hidetoshi ở vị trí số 4.
Matsumoto Jun
Diễn viên, ca sỹ Matsumoto Jun sinh năm 1983. Anh nổi tiếng khắp châu Á
nhờ vai diễn trong “Hana Yori Dango”.
Aiba Masaki
Nam tài tử sinh năm 1982 Aiba Masaki xếp ở vị trí thứ 6. Với chiều cao lý tưởng 1m76 và độ nổi tiếng khó ai bì tại Nhật nhiều năm qua, anh luôn là ước mơ của nhiều cô gái trẻ.
Ikuta Toma
Nghệ sỹ trẻ Ikuta Toma lần đầu lọt Top ở vị trí số 7.
Ohno Satoshi
Diễn viên, ca sỹ Ohno Satoshi tụt 3 bậc so với năm ngoái và đứng ở vị trí thứ 8.
Matsuzaka Tori
Diễn viên Matsuzaka Tori ổn định ở vị trí thứ 9.
NinomiyaKazunari
Xếp cuối bảng xếp hạng là diễn viên, ca sỹ sinh năm 1983 Ninomiya Kazunari.
Theo kenh14

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Du học Nhật: Chú ý khi thuê nhà ở Nhật

Du hoc Nhat Ban - Các thủ tục thuê nhà ở Nhật đều được tiến hành thông qua nhà môi giới bất động sản (fudousan), nên khi có ý định đi tìm nhà trọ thì việc đầu tiên là tìm đến các quầy hàng của fudousan.

Du học Nhật: Chú ý khi thuê nhà ở Nhật
Bằng việc truy cập vào internet, bạn có thể chọn nhà theo từng khu vực mình muốn sinh sống, kèm theo các điều kiện về giá tiền, cấu trúc căn nhà, vị trí địa lý… Hơn nữa, trên trang web cũng thường cho biết số tiền reikin và shikikin để người xem có thể ước lượng tiền phải đặt đầu vào là bao nhiêu.
Một số điểm nên chú ý khi xem thông tin nhà thuê (bản vẽ + thông tin đính kèm) như sau:
+ Nếu có nhu cầu dùng máy giặt riêng (nhất là đối với các bạn nữ) thì khi xem bản vẽ căn nhà cần xác định rõ có chỗ để máy giặt hay không. Chỗ để máy giặt có thể bố trí trong nhà hoặc ngoài ban công tùy theo loại nhà, ở chỗ đó trên bản vẽ thường được biểu thị bằng một hình vuông có gạch chéo, hoặc in chứ W (washing machine).
+ Nếu khi xem trên mạng mà bạn tìm được một căn phòng có giá rẻ hơn bình thường khá nhiều, thì nên xem kĩ điều kiện căn nhà đó xây từ năm bao nhiêu, chắc chắn có phòng tắm và nhà vệ sinh không (cái này hơi thừa nhưng ở Nhật có một số nhà cũ thì chỉ có nhà vệ sinh chứ không có phòng tắm… hoặc dùng nhà vệ sinh và phòng tắm chung). Nhà vệ sinh ở Nhật cũng có hai loại là loại bệt (truyền thống của Nhật), và loại bồn (loại của phương Tây), khi xem bản vẽ bạn cũng nên chú ý vấn đề này. Tất nhiên trước khi quyết định thuê nhà còn một bước đi xem nhà thực tế, nhưng nếu đã xem kĩ ở phần bản vẽ thì có thể tiết kiệm được thời gian đi xem thực tế những căn nhà ngay từ đầu đã không đáp ứng đủ điều kiện.
+ Nhà ở Nhật chia làm hai loại: washitsu và youshitsu, washitsu là kiểu nhà truyền thống của Nhật, sàn lát bằng tatami (một loại chiếu Nhật), cửa và vách tường được dán giấy; youshitsu là kiểu nhà phương Tây, sàn lát gỗ, nói chung là giống nhà bình thường ở Việt Nam. Chọn washitsu hay youshitsu là tùy theo sở thích của mỗi người, tuy nhiên lưu ý đối với washitsu, mùa hè độ ẩm cao, nếu không thường xuyên lau chùi thì tatami dễ ẩm mốc, cửa và vách tường làm bằng giấy nên cách âm không cao, tất nhiên cách nhiệt cũng không tốt, mùa hè có thể mát nhưng mùa đông có thể rất lạnh. Thêm một điều nữa, vì washitsu trải thảm tatami nên thường hợp với những bạn thích ngủ bằng futon (đệm trải thẳng xuống đất), còn những bạn thích ngủ trên giường thì có lẽ nên chọn youshitsu.
+ Về thông tin kèm theo bản vẽ căn nhà, một số nhà sẽ ghi rõ là đồng ý cho người nước ngoài thuê hay không (đây là ý kiến của chủ nhà, fudousan chỉ là người truyền tải). Nếu không tìm được thông tin này trên mạng, khi tìm được một căn nhà ưng ý, việc đầu tiên cần hỏi fudousan là chủ nhà có đồng ý cho người nước ngoài thuê hay không. Một số chủ nhà (thường là người già) không muốn cho người nước ngoài thuê vì sợ rắc rối xảy ra do bất đồng ngôn ngữ, văn hóa… hoặc một số chủ nhà có định kiến sẵn với người nước ngoài…
+ Một điều chú ý nữa khi kí hợp đồng thuê nhà là vấn đề hoshounin - người bão lãnh. Trong hợp đồng thuê nhà có một điều khoản về người bảo lãnh, người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm liên đới về những thiệt hại chẳng may do người thuê gây ra. Nếu là người Nhật thì người bảo lãnh thường là bố mẹ hoặc người thân thích trong gia đình, còn đối với người nước ngoài thì vấn đề người bảo lãnh khá phức tạp hơn. Trong trường hợp bạn là lưu học sinh thì có thể liên hệ với trường đang học để nhờ phía trường làm người bảo lãnh (tùy từng trường mà có thể được chấp nhận hay không), nếu đồng ý được phía trường học làm người bảo lãnh thì bạn còn phải thương thuyết với phía fudousan xem chủ nhà có chấp nhận trường học làm người bảo lãnh hay không. Trong trường hợp không thể tìm được người bảo lãnh thích hợp, hiện nay, các công ty fudousan có dịch vụ đứng ra nhận là người bảo lãnh cho người nước ngoài với giá tiền khoảng bằng 2 đến 3 tháng tiền nhà (giống như một dạng bảo hiểm).
Là người nước ngoài đi thuê nhà ở Nhật sẽ gặp nhiều điều bất tiện và khó khăn hơn so với người Nhật. Tuy nhiên, nếu cố gắng (cộng một chút may mắn) bạn cũng sẽ tìm được căn nhà ưng ý và phù hợp với túi tiền của mình.
LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH ECHIGO
Mail: echigo.edu@gmail.com
Email: info@echigo.edu.vn      
Mobile : 0909-202-171
Website: du hoc Nhat Ban

Chuyện có thật: Du học Nhật chỉ với... 50 triệu đồng

Du học, Đây có lẽ là một Đề tài xa xỉ Đối với nhiều người, nhất là với những gia Đình không có Điều kiện về kinh tế. khi còn học phổ thông, nằm mơ tôi cũng không nghĩ sẽ có một ngày mình rời việt nam Đi Du học. thế nhưng, có một Điều khó tin Đã xảy ra...”.
ĐÓ là lời chia sẻ của bạn Trần Trọng Hiền (du học sinh chương trình Đông Du, đang học tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản) về hành trình trau dồi kiến thức nơi xứ người mà TGGĐ có dịp ghi lại:

Tôi vô tình biết đến chương trình Du học Đông Du trong một lần xem điểm thi tiếng Nhật trực tuyến. Đánh liều thử đăng ký nhưng cuối cùng tôi lại được chính thức 
tham gia chương trình dự bị du học Nhật Bản tại trường Nhật ngữ Đông Du vào tháng 8-2011. Hơn sáu tháng sau, tôi đặt chân đến sân bay Narita-Tokyo, biến mơ 
ước viển vông thành hiện thực: đi du học.

Học như Trong quân đội

Tất cả học viên chương trình dự bị du học Đông Du đều phải sống nội trú, kể cả khi bạn có gia đình đang sinh sống tại Sài Gòn như tôi. Chúng tôi đã phải trải qua quá trình học tập hà khắc như trong quân đội. Mỗi sáng học viên phải thức dậy từ lúc 5h, sinh hoạt, học tập đến 23h mới được nghỉ. Chúng tôi chỉ được tự do vào
ngày Chủ nhật. Nhưng thỉnh thoảng chúng tôi phải tham gia chương trình dã ngoại hoặc công tác xã hội vào ngày nghỉ.Chương trình học dự bị chủ yếu là tiếng 
Nhật (1.000 tiết, mỗi tiết 45 phút). Đến cuối khóa học, tất cả các học viên phải có trình độ Trung cấp Nhật ngữ Đông Du, đọc viết 2.000 chữ Hán, đọc hiểu thông 
thạo giáo trình đại học bằng tiếng Nhật. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được ôn tập kiến thức cơ bản các môn theo chương trình của Nhật và học bằng Nhật ngữ: 
Toán, Lý, Hóa, Sinh (cho người theo học các ngành khoa học, kỹ thuật) và Kiến thức xã hội tổng quát, Lịch sử (cho người theo học các ngành xã hội).


Tháng đầu tiên tôi phải đóng mức phí 2 triệu đồng. Sau đó, đều đặn ba tháng học viên sẽ đóng học phí một lần. Ngoài ra, khi vào học tôi cũng phải đóng tiền cơ sở 
vật chất 2,5 triệu đồng (chỉ đóng một lần). Với học viên nội trú như chúng tôi còn phát sinh thêm 500.000 đồng/tháng tiền ở ký túc xá, tiền ăn ở căng-tin tập thể (theo thời giá).


Mỗi khóa học dự bị có thể kéo dài từ 6 - 18 tháng tùy vào khả năng và ngành học mà mỗi học viên đăng ký. Học viên có kết quả học tập không tốt sẽ bị yêu cầu nghỉ học hoặc phải học lại, có trường hợp phải học tới 24 tháng mới xong. Tôi đã từng thắc mắc: “Tại sao lại phải ở tập trung? Tại sao phải học nhiều như thế?...”. Chỉ đến khi qua Nhật, tôi mới có thể tự trả lời những câu hỏi ấy.


Tự lực cánh sinh ở Nhật


Tôi được chọn đến Tokyo và học ở trường Nhật Ngữ Tokyo (The Naganuma School-Tokyo School of Japanese Language). So với áp lực học tập và công việc hiện tại của tôi ở Nhật thì những ngày tháng học dự bị ở Việt Nam chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không thể xem nhẹ việc học ở Việt Nam. Vì tùy vào thái độ và thành tích học tập ở Việt Nam, nhà trường sẽ phân vùng cho học sinh về các trường có ngành và áp lực học tập phù hợp với khả năng của mỗi học viên.


Tôi thấy đa phần du học sinh đến Nhật đều phải trải qua từ 1 - 2 năm học tiếng Nhật trước khi bước vào học chính thức ở các bậc học khác. Cho dù có học trước 
tiếng Nhật ở Việt Nam thì khi đến Nhật, chúng tôi cũng không thể hoàn toàn nghe, nói, hiểu rõ ràng trong giao tiếp lẫn học thuật với người Nhật. Học phí cho việc 
học tiếng Nhật tại các trường bản địa bình quân từ 600.000 - 700.000 yên/năm (khoảng 180 triệu đồng).

Tuy nhiên việc đóng học phí hàng trăm triệu cho một năm học ngoại ngữ với những gia đình kinh tế không dư dả như tôi là gánh nặng quá sức. Nhưng chúng tôi may mắn có được sự tín nhiệm của các trường đại học và trường tiếng Nhật dành cho du học sinh Đông Du nên được đặc cách không phải đóng trước học phí. Ngoài những du học sinh được Hội hỗ trợ sinh viên Shogakkai bảo lãnh đóng học phí trước 2 năm như tôi, các du học sinh khác của chương trình Đông Du đều được đóng học phí trễ. Tôi nằm trong số 36 du học sinh của chương trình Đông Du được Shogakkai bảo lãnh nên khi đến Nhật, tôi vừa không phải tốn tiền đóng học phí học ngay mà còn nhanh chóng kiếm được việc làm thêm. Tôi bắt đầu đi phát báo Asahi cho một tiệm báo ở vùng Kawasaki thuộc tỉnh Kanagawa (giáp ranh với Tokyo) sau khi thi đậu bằng lái xe theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Tôi được tiệm báo chi trả tiền nhà trọ hàng tháng (giá thuê bình quân ở vùng gần Tokyo vào khoảng 40.000 - 70.000 yên/tháng, tương đương từ 10 - 18 triệu 
đồng/tháng). Ngoài việc đóng học phí muộn và miễn phí tiền nhà, những du học sinh làm nghề phát báo như tôi còn nhận lương hàng tháng khoảng 90.000 - 110.000 yên/tháng (hơn 25 triệu) tùy theo tiệm. Từ tháng 4 đến giờ, chi phí sinh hoạt bình quân của tôi khoảng 40.000 yên/tháng. Số tiền còn dư từ thu nhập phát báo, tôi tích trữ cho những năm học sau. Có thể nhiều người không tin nhưng khi sang Nhật tôi mang theo vỏn vẹn 25 triệu đồng để trang trải trong tháng đầu tiên. Cộng với chi phí học dự bị sáu tháng ở trường Nhật ngữ Đông Du, chi phí cho hành trình đến Nhật của tôi chưa đến 50 triệu đồng.

Tinh Thần đông Du

Từ ngày ở Việt Nam, tôi đã được nghe kể về sự gắn bó của du học sinh Đông Du. Dù chưa hề quen biết nhưng chỉ cần hai tiếng “Đông Du” là mọi khó khăn sẽ được 
giải quyết. Mỗi năm tập thể du học sinh Đông Du tại Nhật đều biên soạn một quyển “Góp sức mùa thi” để giới thiệu về các trường đại học ở Nhật có nhiều du học 
sinh Việt Nam đang học. Các cựu du học sinh và ngay cả đối tượng quan tâm đều có thể kết nối với nhau thông qua website của Hội: http://www.dongdu.org. 
Sau hành trình du học này, tôi mong mình sẽ thành thạo những kỹ thuật sản xuất máy móc của người Nhật. Một ngày nào đó, biết đâu thế giới sẽ biết đến những 
máy móc chất lượng cao “Made in Vietnam” do chính tôi làm ra!

"Có thể rồi tôi cũng sẽ học đại học theo nguyện vọng của gia đình, vì xã hội Việt Nam vẫn còn xem trọng bằng cấp. Nhưng trước hết tôi sẽ học thật vững chuyên môn, học làm một người thợ trước khi học làm thầy."
(Trần Trọng Hiền,24 tuổi, du học sinh chương trình Đông Du, huyện Kawasaki, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản)


NGUYỄN HUYỀN (ghi)

LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH ECHIGO
Mail: echigo.edu@gmail.com
Email: info@echigo.edu.vn      
Mobile : 0909-202-171
Website: du hoc Nhat Ban

Du học Nhật Bản

Du hoc Nhat Ban - Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung nằm cạnh Đông đại lục Á - Âu, phía Tây Bắc Thái Bình Dương khỏng 20 đến 46 độ Bắc vĩ tuyến. Diện tích Nhật Bản vào khoảng 372.000km2 có chiều dài Bắc - Nam 2.500 km do nhiều đảo lớn nhỏ tạo nên. Những đảo chính là đảo Hokkaido, Honshu, Kyushu, Okinawa. Đảo Honshu được chia thành 5 vùng là Tohuko, Kanto, Chubu, Kinki, Chugoku. Chừng 3/4 lãnh thổ Nhật Bản là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp, đất canh tác và đất đô thị bị giới hạn với khoảng 130 triệu người sống trên các vùng đồng bằng này.

1. Giới thiệu Nhật Bản

Nhật Bản ở gần giữa vùng ôn đới, khí hậu tương đối ôn hoà và có 4 mùa rõ rệt. Mùa xuận và mùa thu rất dễ chịu nhưng mùa hè (tháng 6,7,8) gió từ Thái Bình Dương thổi đến rất oi bức. Ngược lại, mùa đông (tháng 12, 1,2) gió mùa từ đại lục thổi ra nên khá lạnh. Ngoại trừ Hokkaido vào mùa mưa (tháng 6), Nhật Bản có nhiều ngày có mưa. Quần đảo Nhật dài theo chiều Bắc - Nam, địa hình phức tạp, có đặc điểm sai lệch lớn về khí hậu tuỳ theo địa phương như ở Hokkaido và phía biển Nhật Bản của đảo Honshu tuyết rơi chồng chất. Người dân lợi dụng sự thay đổi khí hậu phong phú như thế này để vui những môn thể thao trên biển và thể thao mùa đông.
Về sinh hoạt ẩm thực, người Nhật ăn cơm là chính, rau thịt cá là phụ nhưng các món ăn Tây, TQ cũng rất phổ biến. Trong những năm gần đây, người ta có thể thưởng thức các món ăn của nhiều nước trên thế giới tại Nhật.
Nhật Bản là quốc gia có nguồn nước chất lượng tốt. Các cơ sở vệ sinh cùng hoàn chỉnh nên có thể uống nước máy ở bất cứ đâu.
Nền văn hoá Nhật Bản hiện nay đa chủng đa dạng và là một nền văn hoá truyền thống từ xưa. Người phụ nữ đi học Trà đạo, Cắm hoa là văn hoá truyền thống rồi đi luôn xem thể thao là truyện bình thường. Ở đô thị lớn, các toà nhà cao tầng xây dựng bên cạnh các đình chùa cổ cũng không phải là chuyện lạ. Như vậy, nền văn hoá của Nhật Bản là một nền văn hoá pha trộn cái cũ với cái mới, cái Đông cái Tây lại với nhau.
Cùng với sự phát triển truyền thống đa phương tiện, những thông tin truyền đi khắp Nhật Bản. Một mặt các mốt mới lan truyền nhanh chóng nhưng mặt khác, sự kế thừa văn hoá như lối sống cắm rễ ở các vùng, các lễ hội truyền thống cùng ngôn ngữ địa phương vẫn còn những sắc màu bản địa.
Về sản xuất, từ xưa, Nhật Bản là nước nông nghiệp, nhưng trong một thế kỷ qua, các ngành công nghiệp đã phát triển nhanh chóng và hiện nay, Nhật Bản là một trong những nước công nghiệp phát triển nhất trên thế giới.
Tại Đại học, ta có thế nghiên cứu mọi lĩnh vực từ công nghiệp điện tử đến kinh doanh quốc tế.

2. Bước đầu du học

Các cơ quan giáo dục cao đẳng:
Nền giáo dục cao đẳng ở Nhật Bản bắt đầu sau khi hoàn tất bậc học giáo dục 12 năm gồm Sơ đẳng (tiểu học 6 năm) và Trung đẳng (Trung học cơ sở 3 năm, Trung học phổ thông 3 năm). Năm loại hình giáo dục cao đẳng mà học sinh có thể vào học được phân ra thành 3 loại: trường quốc lập, công lập và dân lập.
Các cơ quan giáo dục cao đẳng theo các loại hình trước quốc lập, công lập, dân lập (Tính đến 01/04/2001).

Quốc lập
Công lập
Dân lập
Tổng số
Trung học Chuyên nghiệp
54
5
3
62
Trung cấp Kỹ thuật - Nghiệp vụ
130
208
2665
3003
Cao đẳng
20
55
497
572
Đại học
99
72
480
651
Cao học
99
50
330
479


3. Chuẩn bị du học

Kế hoạch du học:
Động cơ du học Nhật mỗi người mỗi khác. Mục đích du học, phương thức, thời gian, trường học cũng không nhất định. Trước tiên, các bạn hãy dựa trên sức học, năng lực kinh tế, nghề nghiệp trong tương lai, con đường đi tới của mình rồu nghiên cứu lược đồ thủ tục du học để lên kế hoạch.
Hình thái du học: được chia thành 3 loại tuỳ theo mục đích, thời gian:
Hình thái du học
Mục đích
Cơ quan
Thời gian
Du học ngoại ngữ
Học tiếng Nhật
Các trường dạy tiếng Nhật và Phân khoa của ĐH
nửa năm-2năm
Du học lâu dài
Lấy văn bằng hay nghiên cứu lâu dài
Cao học, ĐH, CĐ, Trung cấp Kỹ thuật - nghiệp vụ, trung học chuyên nghiệp
1 năm
Du học ngắn hạn
Trao đổi du học sinh, học tập, nghiên cứu dưới 1 năm và không có mục đích lấy văn bằng
Cao học, ĐH, CĐ (khi có trao đổi du học sinh ở các trường có ký Hiệp định với nhau)
Dứói 1 năm

Chi trả kinh phí du học
Cần nghiên cứu kỹ học phí, sinh hoạt phí tốn bao nhiêu, tránh lập kế hoạch tiền mắt với lỗi suy nghĩ đơn giản là sẽ lấy học bổng hay đi làm thêm ở nơi du học.
- Du học sinh quốc phí: Nhận học bổng của Chính phủ Nhật Bản (Bộ Giáo dục - Khoa học) để du học.
- Du học sinh tư phí: Tự mình chuẩn bị lấy chi phí du học hoặc nhận các loại học bổng khác (kể cả học bổng của chính phủ nước mình) để du học. Tuy nhiên, tiền học bổng nhận trước khi đến Nhật rất ít ỏi nên phần lớn sinh viên tự bỏ tiền ra du học rồi sau mới tìm học bổng.

Thu thập thông tin
Dựa trên kế hoạch học tập, nghiên cứu được lập một cách chi tiết, cụ thể, các bạn cần tham khảo thật nhiều tài liệu khi chọn trường. Không quan tâm đến việc thu thập thông tin có khi các bạn không thể học được môn ưa thích hoặc tốn kém thêm chi phí. Do đó, việc thu thập thông tin mới, chính xác là một việc không thể thiếu.
- Thứ tự thu thập thông tin:
+ Lấy thông tin chung về du học Nhật Bản (điều kiện nhập học, cách làm thủ tục, chi phí...).
+ Lấy bản tóm tắt về nhà trường.
+ Lấy thông tin về các cơ quan giáo dục (có khi phải tốn tiền để nhận được sách hướng dẫn, vì thế nên gửi kèm them thư, tem coupon quốc tế khi yêu cầu nhà trưởng gửi tài liệu).
- Nguồn thông tin:
+ Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Nhật Bản (AEIJ)
+ Dựa vào Đại sứ quán, Lãnh sự quán, các đoàn thể hữu nghị Nhật Bản.
+ Đọc sách báo tham khảo.
Người đã có kinh nghiệm du học, hội du học sinh tại Nhật.
+ Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam, các cơ quan cung cấp thông tin du học...

Chọn trường
Để chọn trường, các bạn có thể liên hệ yêu cầu gừi cho bản tóm tắt về nhà trường, kỷ yếu các trường, hướng dẫn của nhà trường, những điểm cần biết về tuyển sinh... Các bạn hãy nghiên cứu toàn thể và lưu tâm đến những điểm sau dựa trên ngành muốn học, năng lực, mục đích, nghề nghiệp trong tương lai... Tuy nhiên, tuỳ kết quả thi tuyển có khi không vào được trường mình muốn, vì vậy, nên thi nhiều trường thì tốt hơn.
- Nội dung bài giảng/nghiên cứu.
- Có chương trình dạy bằng tiếng Nhật không?
- Có chương trình đặc biệt dành cho du học sinh không?
- Thi nhập học.
- Học phí và những kinh phí cần thiết khác.
- Học bổng cũng như hỗ trợ kinh tế.
- Ký túc xá.
- Cơ sở nghiên cưu.
- Môi trường của nhà trường...
Ở Nhật Bản không có xếp hạng các Đại học một cách chính thức. Hiện nay, các du học sinh tập trung vào các trường quan Tokyo nhưng địa phương có nhiêu ưu điểm như vật giá, tiền thuê nhà rẻ hơn. Ở địa phương, các bạn có thể theo học một chương trình đặc biệt với một số lượng nhỏ người; có thể giao lưu chặt chẽ với người địa phương. Do đó, các bạn nên hướng tầm mắt rộng ra cả nước để chọn trường chứ không nên chỉ tìm xung quanh  nguyên tắc tất cả các cơ sở giáo dục cấp cao của Nhật đều dạy bằng tiếng Nhật. Những khoá học bằng tiếng Anh rất ít. Di đó, việc chuẩn bị trước có một năng lực tiếng Nhật vững vàng là một việc rất quan trọng đối với ai muốn học tại các cơ quan giáo dục cao đẳng của Nhật Bản.

4. Trường dạy tiếng Nhật.
Phần đông du học sinh sau khi học tiếng Nhật tại Nhật tử nửa năm đến 2 năm thi tuyển vào ĐH...

Các loại và số trường:
Tính đến tháng 2/2002, số lượng trường dạy tiếng Nhật cho người muốn học lên Cao đẳng, Đại học thì có 41 ĐH tư có Khoa Du học sinh (khoá học cho thi tuyển), 315 cơ sở được Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ công nhận là trường chuẩn.
Ngoài ra, những người học xong bậc Trung học với chương trình 10 hay 11 năm tại Malaysia, Philippines nếu theo học tại các trường dạy tiếng Nhật thì được Bộ Giáo dục - Khoa học công nhận có "Chương trình học chuẩn bị Đại học" cũng có điều kiện để học Cai đẳng, Đại học. Có 17 trường tiếng Nhật được Bộ GD-KH công nhận chương trình này.
Phân khoa du học sinh
Các trường dạy tiếng Nhật
Chương trình giáo dục chuẩn bị.

Chọn trường dạy tiếng Nhật:
Phân khoa du học sinh của Đại học tư.
Chọn trường dạy tiếng Nhật.

Điều kiện nhập học và thủ tục nhập học:
Trong hầu hết mọi trường hợp, điều kiện nhập học ở các trường dạy tiếng Nhật...

Thời kỳ nộp đơn:
Thông thường, chương trình học kéo dài 1 hay 2 năm thì nhập học vào tháng 4, chương trình 1 năm rưỡi sẽ bắt đầu vào tháng 10. Thời kỳ khoá sổ nhận đơn tuỳ theo trường có khác nhau nhưng nói chung với khoá mở vào tháng 4 sẽ kết thúc vào khoảng tháng 12 đến tháng 12 năm trước đó, còn khoá vào tháng 10 sẽ vào khoảng tháng 4 đến tháng 6.
Do đó, phải tính toán thời gian xin hồ sơ nhập học, thời gian gửi bưu điện... để chuẩn bị hồ sơ trước từ 6 đến 8 tháng mới thảnh thơi đước.

Một số website cần biết


LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH ECHIGO
Mail: echigo.edu@gmail.com
Email: info@echigo.edu.vn      
Mobile : 0909-202-171
Website: du hoc Nhat Ban

 
Thép ống - Thép tấm - Dịch vụ seo - Đào tạo seo, Công ty FaceSEO tại HCM chuyên đào tạo & dịch vụ SEO.